image banner
Nhận diện và cảnh giác với hoạt động truyền bá “Pháp Luân Công”

“Pháp Luân Công hay” còn gọi là “Pháp luân đại pháp” do Lý Hồng Chí sinh năm 1952 sáng lập năm 1992 tại Trung Quốc. “Pháp Luân Công” thực chất không phải là một tín ngưỡng, tôn giáo, không có giáo lý, giáo luật hoàn chỉnh mà vay mượn, cắt xén của các tôn giáo khác để hình thành. “Pháp Luân Công” du nhập vào Việt Nam năm 2000 và xuất hiện ở một số tỉnh, thành trong cả nước với hơn 4.000 người tham gia tập luyện. Đảng và Nhà nước ta không công nhận, không cấp đăng ký sinh hoạt và không cho phép Pháp Luân Công công khai về tổ chức dưới bất kỳ hình thức nào do một số yếu tố cực đoan, phản khoa học, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh trật tự.

Thời gian qua, “Pháp Luân Công” đã và đang bị một số tổ chức, cá nhân phản động lưu vong lợi dụng phục vụ âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước ta, lợi dụng những vấn đề nhạy cảm trong quan hệ Việt - Trung, tâm lý bức xúc của người dân về một số vấn đề liên quan Trung Quốc để lôi kéo, xúi dục, kích động hội viên tụ tập, biểu tình, hướng lái hoạt động của số này từ chống Trung Quốc sang phản đối Việt Nam. Để tuyên truyền “Pháp Luân Công”, các đối tượng đã sử dụng nhiều cách thức khác nhau như: (1) sử dụng mạng Internet, điện thoại di động, gửi tin nhắn, truy cập Website; (2) tổ chức tập luyện công khai, tán phát tài liệu, tờ rơi, ấn phẩm báo chí, băng, đĩa, hình... tại nơi đông người hoặc qua đường bưu điện; (3) thông qua số lưu học sinh, Việt kiều về nước hoặc người nước ngoài vào Việt Nam học tập, công tác, thăm thân; (4) lợi dụng hoạt động từ thiện xã hội để đưa người trà trộn tham gia nhằm đánh bóng hình ảnh, khuếch trương thanh thế; (5) tổ chức sinh hoạt định kỳ, Pháp hội giao lưu, Đại hội thường niên (13/5 hàng năm) để truyền bá tư tưởng, thần thánh hóa hình tượng Lý Hồng Chí, củng cố niềm tin cho hội viên; (6) lợi dụng những người nhẹ dạ, cả tin, hiểu biết hạn chế, đang mắc bệnh hoặc có người thân mắc bệnh để dụ dỗ tham gia luyện tập “Pháp luân công”, luận điệu của chúng là luyện tập “Pháp Luân Công” thì dù có bệnh hiểm nghèo cũng không cần đến bệnh viện chữa trị, không cần uống thuốc sẽ tự khỏi bệnh - đây là điều phản khoa học, không thể xảy ra.

Tại Việt Nam, một số người bị bệnh tham gia tập luyện “Pháp Luân Công” không những không khỏi bệnh mà dẫn đến tử vong như tại Hà Nội, Quảng Nam, Thái Nguyên... Nhiều người tập luyện đến mức mê muội, bị ảo giác, đã dẫn đến hành vi giết người; điển hình là vụ án giết người xảy ra ngày 15/5/2019 tại xã Hưng Hòa, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương, 04 đối tượng liên quan và 02 người bị hại trong vụ án cùng tham gia một nhóm tu luyện “Pháp Luân Công”, do xảy ra mâu thuẫn giữa các thành viên trong quá trình tu luyện và sự cuồng tín, đối tượng Phạm Thị Thiên Hà, cầm đầu nhóm đã giết chết 02 người, cho vào bồn nhựa đổ bê tông phi tang xác với tính chất đặc biệt nguy hiểm, man rợ, gây phẫn nộ trong xã hội.

Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, hoạt động “Pháp Luân Công” nổi lên ở một số địa bàn như huyện Cư Jut, Đắk Mil, thành phố Gia Nghĩa... Lực lượng chức năng đã phát hiện, thu giữ nhiều tờ rơi, tập tài liệu dạng sách in có nội dung, hình ảnh tuyên truyền “Pháp Luân Công” do một số đối tượng tán phát tại những nơi đông dân cư như chợ, công viên... Ngoài ra, phát hiện nhiều trường hợp trên địa bàn tỉnh, trong đó có một số là đảng viên, cán bộ, giáo viên... tụ tập thành từng nhóm để luyện tập và truyền bá “Pháp Luân Công” ở những nơi công cộng, buộc lực lượng chức năng phải vận động giải tán...

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'CHIA SẺ PHÁP LUÂN ĐẠI PHÁP VIỆT NAM Tham gia Nguyễn Hường ngày Muôn nẻo cùng mộng mừng ngày về Đùng Đăk Nông thơ ân Đại Pháp (13/5) Chia sẻ của chú Luân Công tại Đắk ong) Minh(Học viên Pháp 268 19 bình luận 13 lượt chia sẻ Thích Bình luận Chia sẻ'
Có thể khẳng định rằng, “Pháp Luân Công” không phải là tổ chức tôn giáo, không đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo. “Pháp Luân Công” chỉ là một hoạt động trá hình núp bóng, giả danh một môn khí công rèn luyện sức khỏe và lợi dụng yếu tố tôn giáo, tâm linh để tập hợp lực lượng, lôi kéo quần chúng tham gia. Chính vì vậy, mỗi người dân cần hết sức cảnh giác với hoạt động của “Pháp Luân Công”, đồng thời cần tuyên truyền, giải thích cho người thân, gia đình và những người khác cùng nhận thức rõ vấn đề, nâng cao cảnh giác, không để bị dụ dỗ, lôi kéo tham gia “Pháp Luân Công”; không hoang mang, dao động, tin vào những thông tin do tổ chức này đưa ra dẫn đến những hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật; kiên quyết đấu tranh, vạch trần các luận điệu tuyên truyền và các hoạt động lợi dụng Pháp Luân Công” để gây mất an ninh, trật tự./

Nguồn: Nâm Nung - Đại ngàn
image
Tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !